Khám phá Sony A6300 với 25 tính năng vượt trội
Sony A6300 là một siêu phẩm mới của sony trong phân khúc dòng máy ảnh Mirroless trang bị cảm biến crop . Có thể nhận thấy với giá khoảng 20 triệu, trong năm 2016 này, sony a6300 thật sự không có đối thủ. Sau đây trang web vuanhiepanh.vn xin mời bạn đọc khám phá 25 tính năng vượt trội mà nó mang lại
Một vài năm trở lại đây, không có bất kỳ công ty nào đưa người dùng vượt xa mọi giới hạn thông thường như SONY đã làm với dòng máy ảnh full-frame và APS-C không gương lật. Chính vì thế, rất nhiều nhiếp ảnh gia đã và đang đổ xô vào dóng máy này. Thông qua đó, họ không chỉ tìm ra được cách sử dụng một thế hệ máy hiện đại hơn mà còn là tiếp cận với một hệ thống menu tiên tiến hơn. Đặc biệt, nếu bạn là một nhiếp ảnh gia thay đổi từ những thương hiệu khác sang SONY, việc sở hữu một trong những dòng máy trên sẽ là sự pha trộn của cảm xúc.
Với việc tung ra thị trường SONY a6300 – sự kế thừa vượt trội từ dòng máy không gương lật ưa chuộng phổ biến trên khắp thế giới (SONY a6000), ở điểm này, tôi tin sẽ có nhiều bạn có quan điểm như vậy từ chính kinh nghiệm sử dụng của bản thân.
Thậm chí cả các tín đồ SONY cũng đã rất ngạc nhiên khi trải nghiệm các tính năng và chức năng mới trên SONY a6300. Vì vậy, không có khó khăn gì nếu bạn lần đầu sử sụng nhãn hàng SONY hoặc đơn giản là bổ sung thêm SONY a6300 vào “bộ đồ nghề” của bạn. tôi đã soạn một danh sách bao gồm 25 mẹo cài đặt yêu thích của tôi để giúp việc khai thác, tận dụng tối đa SONY a6300 của bạn.
TRỞ THÀNH MỘT NINJA THỰC THỤ VỚI CHẾ ĐỘ CHỤP YÊN LẶNG
Một trong những tính năng tốt nhất của loạt máy ảnh full -frame a7II (a7II, a7R II, a7S II) là khả năng thể hiện của một chế độ chụp không có âm thanh màn trập. Chế độ này hoàn toàn khác so với chế độ được thiết lập trên dòng DSLR mới nhất của Canon. Nó hoàn toàn yên lặng, không hề tạo ra bất kì dạng âm thành nào cả! Nhưng với chế độ này, tính năng Continous Shooting: High sẽ không sử dụng được.
Tuy nhiên, song song với việc thiết lập chế độ này, còn rất nhiều chế độ khác có thể được sử dụng cùng lúc như: Flash shooting, Auto HDR, Picture Effect, Picture Profile, Long Exposure NR, e-Front Curtain Shutter, S. Auto Img. Extract, Bulb shooting, Multi Frame NR. Điều này nói lên sự tuyệt vời khi bạn không muốn đánh thức hay gây sự chú y của động vật, công trùng hoặc trong những nơi cần sự tĩnh lặng.
Để thiết lập chế độ này bạn sẽ vào thẻ cài đặt và chọn mục số 5, tìm chức năng “silent Shooting” và đơn giản là bật nó lên.
SỬ DỤNG ISO TỰ ĐỘNG VỚI CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN KHẨU ĐỘ
Tính năng mà tôi yêu thích nhất khi chụp ảnh với DSLR chính là khả năng cài đặt tốc độ chụp thấp nhất với ISO tự động. Vậy tại sao tính năng lại quan trọng?
Hãy thử hình dung khi bạn sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ trong việc chụp chân dung một ai đó. Bạn sẽ cài đặt khẩu độ ở f/2.8 để đạt hiệu ứng bokeh sau nền. Chắc là bạn biết rằng ISO phải được cài đặt thấp nhất có thể (nhằm tránh bị nhiễu hạt trên ảnh cũng như tạo ra màu sắc trong hơn).
Vấn đề ở đây là khung cảnh sẽ bị thiếu sáng và tốc độ màn trập sẽ giảm để bù đủ ánh sáng cho bức ảnh. Bằng việc cài đặt tốc độ màn trập tối thiểu và bật chế độ ISO tự động, bạn sẽ buộc máy ảnh chỉ được phép tăng ISO khi tốc độ màn trập giảm dưới giới hạn đã cài đặt. Với cách cài đặt này, bạn sẽ không cần lo lắng về hiện tượng bóng ma, vì tốc độ màn trập sẽ không bao giờ giảm dưới mức cho phép.
Để khởi động tính năng này, bạn chọn qua thẻ Cài đặt máy ảnh, ngay bên trái thẻ Cài đặt và ở mục số 4 bạn sẽ tìm thấy “ISO AUTO Min.SS”. Hãy đảm bảo rằng, bạn đã chọn chế độ Ưu tiên khẩu độ trước nhé! Tùy thuộc vào loại ống kính mà bạn sẽ thiết lập tốc độ tối đa cho chế độ này, bạn có thể ghi chú một vài thông số sau: ống kính góc rộng – 1/60 và thậm chí là 1/15, ống kính tele – 1/125 hay 1/250 là một lựa chọn để cho kết quả tốt nhất.
HÃY TẮT CHẾ ĐỘ LONG EXPOSURE NR VÀ DRO/AUTO HDR
Với a6300, một số chức năng sẽ được cài đặt tự động khi xuất hình ảnh ra ngoài. Một số cài đặt sẽ rất hữu ích, một số thì không, riêng cá nhân tôi, tôi muốn chụp ra những bức ảnh không có bất kỳ sự can thiệp nào. Mặc dù, với file RAW, sẽ giảm thiểu các chức năng tự động áp dụng đó, nhưng tôi khuyên các bạn nên tắt chúng đi, đặc biệt là Long Exposure NR và DRO/AUTO HDR. Với tác dụng giảm độ nhiễu, chức năng này đòi hỏi bạn sẽ phải chụp thêm một bức ảnh trống thứ hai ngay sau bức đầu tiên.
Nếu chụp một bức ảnh phơi sáng, thời gian chụp sẽ tăng gấp đôi. Ví dụ, nếu bạn đang chụp ảnh với tốc độ 30 giây thì thời gian để chụp được một bức ảnh sẽ là 1 phút! Về độ tương phản, DRO/ Auto HDR sẽ làm rõ chi tiết vùng tối và giảm chi tiết vùng sáng, cũng như việc chụp một bức ảnh HDR thông thường, mặc dù chế độ này thường đem đến tác động mạnh hơn cho bức ảnh. Dù sao đi nữa, tôi vẫn tắt cả hai chế độ này.
Bạn sẽ tìm thấy chức năng DRO/Auto HDR và Long Exposure NR lần lượt trong mục 5 và 6 của thẻ cài đặt cho máy.
TẬP SỬ DỤNG ĐƯỜNG LƯỚI ĐỂ CẢI THIỆN BỐ CỤC HÌNH ẢNH
Trong khi SONY a6300 được tích hợp “Horizol Level” (chức năng này chưa có ở a6000), tôi vẫn ưa thích sử dụng đường lưới thể hiện trên ống nhắm và cả màn hình LCD. Bạn có thể chọn chế độ “Rule of Thirds” để việc xác định bố cục tốt hơn cũng như chụp ảnh được nhanh hơn.
Ngay dưới thẻ Cài đặt, mục số 1 bạn sẽ tìm thấy Đường lưới. Bạn có thể cài đặt “Rule of 3rd Drid” hoặc bất kỳ loại nào khác mà bạn cần cho việc chụp ảnh.
SỬ DỤNG CẦN CHUYỂN AF (AUTO FORCUS)/MF (MANUAL FORCUS)
Rất nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng DSLRs (đặc biệt nhiếp ảnh gia thiên nhiên và thể thao) ưa chuộng việc tách chức năng lấy nét ra khỏi nút chụp ảnh. Tại sao ư? Vì rất dễ xảy ra sự cố bắt nét lại lúc chụp ảnh khi tất cả bạn cần làm là cố định nét và chụp. Bằng việc tách ra như vậy, bạn sẽ đảm bảo khóa độ nét cho chủ thể trước khi nhất nút chụp và sẽ dễ dàng hơn trong việc lấy nét lần nữa.
Để kích hoạt cần chuyển, bạn cần thực hiện hai bước trên a6300. Đầu tiên là tắt “AF w/shutter” trong Cài đặt, mục số 5. Bước này sẽ loại bỏ chức năng lấy nét tự động của nút chụp. Tiếp theo bạn sẽ di chuyển qua mục 7 chọn “Custom Key (shoot)”, ở menu phụ của chức năng này chúng ta chọn mục số 2 và chuyển “AF/MF button” sang “AF on”. Khi cần chuyển ở vị trí AF/MF như hình, cần chuyển đã trở thành nút Back AF.
BẬT CHẾ ĐỘ DMF ĐỂ PHỐI HỢP GIỮA AF VÀ MF
Chúng ta đều đã biết khả năng bắt nét tự động tuyệt vời được trang bị cho a6000 hoạt động tốt như thế nào, có thể tôi là tuýp người hơi hoài cổ, tuy nhiên, trong một vài trường hợp lấy nét tay sẽ thích hợp hơn, ví như ảnh đường phố hay khi bạn chụp với sự hỗ trợ của tripod.
May mắn thay, a6300 được tích hợp bốn chức năng sử dụng song song với nhau trong việc lấy nét. DMF Focus Mode (lấy nét bằng tay trực tiếp) trợ giúp bạn lấy nét tự động với AF, sau đó, bạn hòan toàn có thể tùy chỉnh độ nét MF theo ý thích cùng một lúc. Với việc cài đặt Cần chuyển AF/MF (đã hướng dẫn ở trên), bạn chỉ việc giữ nút AF để khóa nét và tinh chỉnh độ nét bằng việc xoay lens như bình thường.
Nếu chế độ “MF Assist” được kích hoạt, ống nhắm hoặc màn hình LCD của máy sẽ tự động phóng to chủ thể để việc quan sát độ nét của bạn dễ dàng và chính xác hơn. Bên cạnh đó, sử dụng “Focus Peaking” sẽ hỗ trợ hơn nữa việc lấy nét cho bức ảnh. Chức năng này hoạt động bằng cách bao phủ vùng lấy nét bằng màu sắc (đỏ, trắng hoặc vàng) và thay đổi theo vùng lấy nét mà bạn tùy chỉnh. Tất cả những bước trên đều được thực hiện trong khi Cần chuyển AF/MF được giữ chặt, sau khi đạt được độ nét như mong muốn, bạn chỉ cần nhả nút chụp để ghi lại hình ảnh.
Một vài năm trở lại đây, không có bất kỳ công ty nào đưa người dùng vượt xa mọi giới hạn thông thường như SONY đã làm với dòng máy ảnh full-frame và APS-C không gương lật. Chính vì thế, rất nhiều nhiếp ảnh gia đã và đang đổ xô vào dóng máy này. Thông qua đó, họ không chỉ tìm ra được cách sử dụng một thế hệ máy hiện đại hơn mà còn là tiếp cận với một hệ thống menu tiên tiến hơn. Đặc biệt, nếu bạn là một nhiếp ảnh gia thay đổi từ những thương hiệu khác sang SONY, việc sở hữu một trong những dòng máy trên sẽ là sự pha trộn của cảm xúc.
Với việc tung ra thị trường SONY a6300 – sự kế thừa vượt trội từ dòng máy không gương lật ưa chuộng phổ biến trên khắp thế giới (SONY a6000), ở điểm này, tôi tin sẽ có nhiều bạn có quan điểm như vậy từ chính kinh nghiệm sử dụng của bản thân.
Thậm chí cả các tín đồ SONY cũng đã rất ngạc nhiên khi trải nghiệm các tính năng và chức năng mới trên SONY a6300. Vì vậy, không có khó khăn gì nếu bạn lần đầu sử sụng nhãn hàng SONY hoặc đơn giản là bổ sung thêm SONY a6300 vào “bộ đồ nghề” của bạn. tôi đã soạn một danh sách bao gồm 25 mẹo cài đặt yêu thích của tôi để giúp việc khai thác, tận dụng tối đa SONY a6300 của bạn.
TRỞ THÀNH MỘT NINJA THỰC THỤ VỚI CHẾ ĐỘ CHỤP YÊN LẶNG
Một trong những tính năng tốt nhất của loạt máy ảnh full -frame a7II (a7II, a7R II, a7S II) là khả năng thể hiện của một chế độ chụp không có âm thanh màn trập. Chế độ này hoàn toàn khác so với chế độ được thiết lập trên dòng DSLR mới nhất của Canon. Nó hoàn toàn yên lặng, không hề tạo ra bất kì dạng âm thành nào cả! Nhưng với chế độ này, tính năng Continous Shooting: High sẽ không sử dụng được.
Tuy nhiên, song song với việc thiết lập chế độ này, còn rất nhiều chế độ khác có thể được sử dụng cùng lúc như: Flash shooting, Auto HDR, Picture Effect, Picture Profile, Long Exposure NR, e-Front Curtain Shutter, S. Auto Img. Extract, Bulb shooting, Multi Frame NR. Điều này nói lên sự tuyệt vời khi bạn không muốn đánh thức hay gây sự chú y của động vật, công trùng hoặc trong những nơi cần sự tĩnh lặng.
Để thiết lập chế độ này bạn sẽ vào thẻ cài đặt và chọn mục số 5, tìm chức năng “silent Shooting” và đơn giản là bật nó lên.
SỬ DỤNG ISO TỰ ĐỘNG VỚI CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN KHẨU ĐỘ
Tính năng mà tôi yêu thích nhất khi chụp ảnh với DSLR chính là khả năng cài đặt tốc độ chụp thấp nhất với ISO tự động. Vậy tại sao tính năng lại quan trọng?
Hãy thử hình dung khi bạn sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ trong việc chụp chân dung một ai đó. Bạn sẽ cài đặt khẩu độ ở f/2.8 để đạt hiệu ứng bokeh sau nền. Chắc là bạn biết rằng ISO phải được cài đặt thấp nhất có thể (nhằm tránh bị nhiễu hạt trên ảnh cũng như tạo ra màu sắc trong hơn).
Vấn đề ở đây là khung cảnh sẽ bị thiếu sáng và tốc độ màn trập sẽ giảm để bù đủ ánh sáng cho bức ảnh. Bằng việc cài đặt tốc độ màn trập tối thiểu và bật chế độ ISO tự động, bạn sẽ buộc máy ảnh chỉ được phép tăng ISO khi tốc độ màn trập giảm dưới giới hạn đã cài đặt. Với cách cài đặt này, bạn sẽ không cần lo lắng về hiện tượng bóng ma, vì tốc độ màn trập sẽ không bao giờ giảm dưới mức cho phép.
Để khởi động tính năng này, bạn chọn qua thẻ Cài đặt máy ảnh, ngay bên trái thẻ Cài đặt và ở mục số 4 bạn sẽ tìm thấy “ISO AUTO Min.SS”. Hãy đảm bảo rằng, bạn đã chọn chế độ Ưu tiên khẩu độ trước nhé! Tùy thuộc vào loại ống kính mà bạn sẽ thiết lập tốc độ tối đa cho chế độ này, bạn có thể ghi chú một vài thông số sau: ống kính góc rộng – 1/60 và thậm chí là 1/15, ống kính tele – 1/125 hay 1/250 là một lựa chọn để cho kết quả tốt nhất.
HÃY TẮT CHẾ ĐỘ LONG EXPOSURE NR VÀ DRO/AUTO HDR
Với a6300, một số chức năng sẽ được cài đặt tự động khi xuất hình ảnh ra ngoài. Một số cài đặt sẽ rất hữu ích, một số thì không, riêng cá nhân tôi, tôi muốn chụp ra những bức ảnh không có bất kỳ sự can thiệp nào. Mặc dù, với file RAW, sẽ giảm thiểu các chức năng tự động áp dụng đó, nhưng tôi khuyên các bạn nên tắt chúng đi, đặc biệt là Long Exposure NR và DRO/AUTO HDR. Với tác dụng giảm độ nhiễu, chức năng này đòi hỏi bạn sẽ phải chụp thêm một bức ảnh trống thứ hai ngay sau bức đầu tiên.
Nếu chụp một bức ảnh phơi sáng, thời gian chụp sẽ tăng gấp đôi. Ví dụ, nếu bạn đang chụp ảnh với tốc độ 30 giây thì thời gian để chụp được một bức ảnh sẽ là 1 phút! Về độ tương phản, DRO/ Auto HDR sẽ làm rõ chi tiết vùng tối và giảm chi tiết vùng sáng, cũng như việc chụp một bức ảnh HDR thông thường, mặc dù chế độ này thường đem đến tác động mạnh hơn cho bức ảnh. Dù sao đi nữa, tôi vẫn tắt cả hai chế độ này.
Bạn sẽ tìm thấy chức năng DRO/Auto HDR và Long Exposure NR lần lượt trong mục 5 và 6 của thẻ cài đặt cho máy.
TẬP SỬ DỤNG ĐƯỜNG LƯỚI ĐỂ CẢI THIỆN BỐ CỤC HÌNH ẢNH
Trong khi SONY a6300 được tích hợp “Horizol Level” (chức năng này chưa có ở a6000), tôi vẫn ưa thích sử dụng đường lưới thể hiện trên ống nhắm và cả màn hình LCD. Bạn có thể chọn chế độ “Rule of Thirds” để việc xác định bố cục tốt hơn cũng như chụp ảnh được nhanh hơn.
Ngay dưới thẻ Cài đặt, mục số 1 bạn sẽ tìm thấy Đường lưới. Bạn có thể cài đặt “Rule of 3rd Drid” hoặc bất kỳ loại nào khác mà bạn cần cho việc chụp ảnh.
SỬ DỤNG CẦN CHUYỂN AF (AUTO FORCUS)/MF (MANUAL FORCUS)
Rất nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng DSLRs (đặc biệt nhiếp ảnh gia thiên nhiên và thể thao) ưa chuộng việc tách chức năng lấy nét ra khỏi nút chụp ảnh. Tại sao ư? Vì rất dễ xảy ra sự cố bắt nét lại lúc chụp ảnh khi tất cả bạn cần làm là cố định nét và chụp. Bằng việc tách ra như vậy, bạn sẽ đảm bảo khóa độ nét cho chủ thể trước khi nhất nút chụp và sẽ dễ dàng hơn trong việc lấy nét lần nữa.
Để kích hoạt cần chuyển, bạn cần thực hiện hai bước trên a6300. Đầu tiên là tắt “AF w/shutter” trong Cài đặt, mục số 5. Bước này sẽ loại bỏ chức năng lấy nét tự động của nút chụp. Tiếp theo bạn sẽ di chuyển qua mục 7 chọn “Custom Key (shoot)”, ở menu phụ của chức năng này chúng ta chọn mục số 2 và chuyển “AF/MF button” sang “AF on”. Khi cần chuyển ở vị trí AF/MF như hình, cần chuyển đã trở thành nút Back AF.
BẬT CHẾ ĐỘ DMF ĐỂ PHỐI HỢP GIỮA AF VÀ MF
Chúng ta đều đã biết khả năng bắt nét tự động tuyệt vời được trang bị cho a6000 hoạt động tốt như thế nào, có thể tôi là tuýp người hơi hoài cổ, tuy nhiên, trong một vài trường hợp lấy nét tay sẽ thích hợp hơn, ví như ảnh đường phố hay khi bạn chụp với sự hỗ trợ của tripod.
May mắn thay, a6300 được tích hợp bốn chức năng sử dụng song song với nhau trong việc lấy nét. DMF Focus Mode (lấy nét bằng tay trực tiếp) trợ giúp bạn lấy nét tự động với AF, sau đó, bạn hòan toàn có thể tùy chỉnh độ nét MF theo ý thích cùng một lúc. Với việc cài đặt Cần chuyển AF/MF (đã hướng dẫn ở trên), bạn chỉ việc giữ nút AF để khóa nét và tinh chỉnh độ nét bằng việc xoay lens như bình thường.
Nếu chế độ “MF Assist” được kích hoạt, ống nhắm hoặc màn hình LCD của máy sẽ tự động phóng to chủ thể để việc quan sát độ nét của bạn dễ dàng và chính xác hơn. Bên cạnh đó, sử dụng “Focus Peaking” sẽ hỗ trợ hơn nữa việc lấy nét cho bức ảnh. Chức năng này hoạt động bằng cách bao phủ vùng lấy nét bằng màu sắc (đỏ, trắng hoặc vàng) và thay đổi theo vùng lấy nét mà bạn tùy chỉnh. Tất cả những bước trên đều được thực hiện trong khi Cần chuyển AF/MF được giữ chặt, sau khi đạt được độ nét như mong muốn, bạn chỉ cần nhả nút chụp để ghi lại hình ảnh.
Nghe như có vẻ sẽ rất thủ công và hơi rườm rà cho việc lấy nét, tuy nhiên thực tế chỉ mất khoảng 1 – 2 giây khi bạn đã luyện tập quen với thao tác này. Vậy, những chức năng nào cần được bật? Đầu tiên là việc kích hoạt cần chuyển như trên, sau đó chọn DMF trong Focus Mode, mục số 3, thẻ Cài đặt máy ảnh. Hoặc bạn có thể chỉnh trực tiếp trên màn hình LCD trong khi chụp thông qua nút Fn. “MF Assist” nằm trong thẻ Cài đặt và ngay mục số 1.
Cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng, bạn vào mục số 2 của cùng thẻ Cài đặt, tìm chức năng Peaking Level và Peaking Color, theo tôi bạn nên cài đặt như sau: Level Trung bình hoặc thấp, Color màu đỏ. Bởi vì màu vàng và trắng gần như khó quan sát và không tách biệt với khung cảnh và Level cao cho ra mật độ báo nét quá dày, so với màn hình LCD 3inch.
HÃY ĐỂ “EYE AF” THAY ĐỔI CUỘC SỐNG CỦA BẠN
Đối với tôi, một trong những chức năng của dòng máy ảnh không gương lật của SONY mà tôi yêu thích ngay từ lần đầu tiên chính là khái niệm “Eye AF”. Thật trùng hợp và may mắn, chức năng này hoạt động hoàn toàn đúng với những gì SONY quảng bá. Khi bạn khởi động máy ảnh, hệ thống AF tự động tìm kiếm và lập tức khóa nét vào mắt chủ thể (thông qua khả năng lấy nét liên tục) mà không bị ảnh hướng bới bất kỳ chế độ nào đang áp dụng cho máy.
Để sử dụng chức năng này, bạn cần gán nó vào một nút tinh chỉnh ngay trên thân máy, để khi tác nghiệp, việc kích hoạt chức năng trở nên đơn giản hơn với thao tác bấm và phần còn làm việc còn lại là thể hiện khả năng tuyệt vời của Eye AF. Qua rồi những ngày bạn bỏ lỡ độ nét vào đôi mắt trong sáng của những đứa trẻ thay vì vào mũi hay tai của chúng. Riêng tôi, Eye AF giúp tôi thành công trong các bức ảnh du lịch hay chân dung con người kể từ khi tôi thiết lập chức năng này vào máy ảnh SONY của mình.
Với a6300, “Eye AF” được gán trên nút AEL ngay phía dưới Cần chuyển AF/MF. Thật thuận tiện khi bạn vừa có thể sử dụng các khả năng lấy nét chuyển đổi giữa AF/MF như trên mà còn tương tác dễ dàng với “Eye AF” chỉ qua một động tác đơn giản. Tiếp theo chúng ta sẽ đến với việc thay đổi nhiều hơn cho a6300 của bạn.
TINH CHỈNH A6300 THEO CÁCH CỦA BẠN
Một trong những cách tận hưởng, trải nghiệm và khám phá là thay đổi một chút các nút chức năng trên a6300 theo ý thích của bạn. Bạn có cảm thấy những chức năng tôi đề cập ở trên là hữu ích? Hãy thử gán các chức năng ấy cho Vòng xoay điều khiển hoặc…bất cứ nút nào bạn muốn. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn chức năng được phép hiển thị khi bấm nút Fn trong “Fucntion Menu”. Không có một qui luật nào cho việc gán chức năng vào nút bất kỳ, vì vậy, hãy tận hưởng tối đa và tìm ra cách ưng ý nhất cho mình nhé!
Để bắt đầu, bạn cần chọn thẻ Cài đặt, di chuyển đến mục số 7 và tại đây bạn sẽ tìm thấy “Function Menu Set” để cài đặt cho nút Fn, “Custom Key (Shoot)” cho việc cài đặt các nút chụp chính và “Custom Key (PB)” dành cho bất kỳ nút nào liên quan đến việc xem lại hình ảnh.
HÃY TẮT TÍN HIỆU AUDIO
Không gì phiền phức hơn khi bạn chụp ngoại cảnh và liên tục bị làm phiền bởi tiếng beep của chế độ chụp hẹn giờ từ các máy ảnh khác. Đừng trở nên giống họ, hãy tắt ngay tín hiệu audio trên máy ảnh của bạn.
Để làm việc đó, bạn tìm thẻ Công cụ hình cặp xách nằm sát góc phải vào mục số 1 và đảm bảo rằng “Audio Signals” đã được chuyển sang off.
BẬT THÔNG BÁO KHI TRONG MÁY KHÔNG CÓ THẺ
Đã có bao giờ bạn dự định đi chụp một album nào đó cho riêng mình, bạn chuẩn bị mọi thứ và khi đến địa điểm chụp, sau khi bạn chọn lựa khung cảnh, thực hiện mọi thao tác cần thiết và khi nhấn nút chụp mới phát hiện đã quên lắp thẻ SD? Tôi tin chắc rằng không chỉ có mình tôi từng rơi vào trường hợp thế này. May mắn thay, máy ảnh SONY đã có chức năng thông báo nếu chụp ảnh mà không có thẻ SD.
Ngay dưới thẻ Cài đặt, mục số 6, bạn phải luôn chắc chắn “Disable” phần “Release w/o card” nhé!
MỘT VÀI MẸO CHO CHỤP ẢNH ĐỘNG
Đồng ý rằng, máy ảnh có thể được dùng để chụp mọi thể loại ảnh, SONY vẫn định hình a6300 là một máy ảnh chuyên về cảnh động. Với thế hệ cảm biến APS-C 24.2 MP mới toanh, 425 điểm lấy nét tự động theo pha và 11 khung hình trên giây…không thể bất ngờ hơn nữa. Nhưng làm thế nào để đưa a6300 của bạn hoạt động tốt nhất ở những ưu điểm này? Sau đây là 6 cách cài đặt.
THEO DẤU CHỦ THỂ CHUYỂN ĐỘNG MỘT CÁCH DỄ DÀNG
Điều đầu tiên bạn cần làm chính là chuyển chế độ lấy nét từ “AF-S” (Single-shot AF) sang “AF-C” (Continuos AF). Đây là cài đặt tiên quyết nếu bạn muốn chụp những chủ thể chuyển động. Nếu chủ thể của bạn không di chuyển vị trí quá nhiều, “AF-A” là một chế độ bạn nên tham khảo, còn được biết đến với tên gọi Lấy nét liên tục tự đông. Ở chế độ này, a6300 sẽ tự điều chỉnh việc lấy nét một cách tự động, cho phép bạn lấy nét đến khi chủ thể đã ngừng di chuyển.
Để thay đổi chế độ lấy nét, bạn có thể chỉnh trực tiếp trong menu Fn hoặc vào thẻ Cài đặt cho máy, mục số 3 và chọn chế độ cần thiết trong “Focus Mode”.
LÀM CHO ỐNG NHẮM ĐIỆN TỬ TRỞ THÀNH ỐNG NHẮM QUANG HỌC
Một trong những vấn đề to lớn mà các nhiếp ảnh gia thể thao hay thiên nhiên hoang dã đã đánh đổi khi đến với dòng máy không gương lật chính là ống nhắm điện tử (EVF). Sẽ rất tuyệt nếu bạn ghi lại được một cách chính xác những gì mắt thường nhìn thấy ngoài đời thực (về khoản exposure), EVF lại gặp một lỗi nhỏ ở những khoảng trống của khung ảnh khi fps cao (ví nhiw 11fps trên a6300). Thông thường, bạn sẽ thấy một khung ảnh trống hoặc màu đen nhỏ giữa các bức ảnh và điều này làm cho chúng ta khó dự đoán được vị trí mà chủ thể di chuyển. Tuy nhiên, đây không còn là vấn đề nữa. Khi bạn sử dụng chức năng chụp liên tục, a6300 sẽ hiển thị các bức ảnh một cách mượt mà hơn và mang lại cảm giác quang học hơn. Cá nhân tôi thích sử dụng chế độ chụp liên tục ở mức “Hi+” tại tốc độ tối đa (11fps) và được mô phỏng theo cái nhìn của ống kính quang học, bạn cũng có thể thử ớ các mức Lo, Mid, Hi (8fps).
Để kích hoạt chức năng này bạn vào trong thẻ cài đặt máy ảnh, mục số 2 ngay dưới cùng bạn sẽ tìm thấy Drive Mode, chọn một trong những mức độ chụp bạn muốn sử dụng.
KHÔNG CÒN BÓNG MỜ KHI SỬ DỤNG EVF
Bởi vì các máy ảnh không gương lật được trang bị EVF nên chúng thường xuyên gặp vấn đề và bóng mờ khi chủ thể di chuyển nhanh qua khung hình (vấn đề này không xảy ra trên ống nhắm quang học). Vấn đề nghiêm trọng hơn khi chụp ảnh thể thao và thiên nhiên hoang dã. Tuy nhiên, SONY đã đem đến một giải pháp cho dòng máy ảnh A không gương lật. Bạn có thế thiết lập “Finder Frame Rate” từ 60fps tới 120fps. Yếu tố này làm mượt hình ảnh khi chụp các chủ thể động.
Để thay đổi, trong thẻ Cài đặt, mục số 4, chúng ta tìm “Finder Frame Rate” và chuyển từ 60fps sang 120fps. Lưu ý rằng, 120fps sẽ làm giảm độ phân giải của ống nhắm xuống một chút để đếm số lượng khung ảnh tăng lên và gợi ý của tôi chỉ đơn giản để cải thiện các vấn đề đã đề cập thôi nhé!
TÌM KIẾM VÙNG LẤY NÉT CHÍNH XÁC
Không có gì là ngạc nhiên khi yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra một bức ảnh động hoàn hảo chính là hệ thống AF của máy ảnh bạn đang sử dụng. Nó bao gồm việc chọn đúng vùng lấy nét, từ đó máy ảnh mới có khả năng nhận biết vị trí của đối tượng.
a6300 có tới 425 điểm lấy nét tự động theo pha và gần như bao phủ 100% bề mặt của khung ảnh, sử dụng vùng lấy nét “Wide” sẽ mang đến kết quả tốt hơn. Ngoài ra, các vùng lấy nét “Zone, Center, Flexible Spot, Expand Flexible Spot” giúp bạn điều khiển các hạt mịn hơn trong vùng lấy nét. Tuy nhiên, lựa chọn yêu thích của tôi nằm trong việc cài đặt “Lock-on AF”. Tại phần cuối của menu Focus Area, bạn sẽ tìm thấy nó. “Lock-on AF” là một lựa chọn tốt khi bạn muốn phân lập một chủ thể ra khỏi các phần khác, cũng giống tiền đạo trong một trận bóng bầu dục hoặc một người trong cuộc chạy đua.
Focus Area nằm trong thẻ Cài đặt máy ảnh, mục số 3 hoặc tùy chỉnh đơn giản hơn bằng thao tác với nút Fn và vòng xoay điều khiển trái/phải.
MẸO LẤY NÉT CHO VIDEO
SONY a6300 là một máy ảnh nhiều chức năng với chi phí dưới 1000$ USD, nhưng nó cũng rất tỏa sáng với chức năng quay phim. Sau đây là 7 lời khuyên tôi dành cho các bạn trong việc thực hiện một video quảng cáo với a6300
TẬN HƯỞNG LỢI ÍCH CỦA VIDEO 4K
Một chức năng mà hầu hết người dùng vô cùng phấn khích là khả năng quay 4K của a6300. Điều này đã khiến nó trở thành máy ảnh thay đổi ống kính nhỏ nhất của SONY làm được điều đó. Trong khi một số người gặp phải khó khăn trong việc chụp ảnh 4K thì các nhà làm phim lại tận dụng điều đó, dù cho video được xuất ra với độ phân giải 1080p. Tại sao ư? Vì trông nó hoàn hảo hơn rất nhiều.
Để bắt đầu quay được 4K, bạn cần làm hai điều sau. Một, phải chắc chắn thẻ nhớ bạn đang dùng là UH 3. Vì video 4K đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu cao. Hai, đảm bảo rằng định dạng cho file video của bạn là “XAVC S 4K”, mặc định độ phân giải 1080p.
Để thay đổi cài đặt, bạn vào thẻ Cài đặt máy ảnh chọn mục số 2 và đảm bảo định dạng file của bạn là “XAVC S 4K”. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn một vài thông số liên quan đến việc quay phim như 24p – 30p hoặc 100 Mbps bit -rate và 60 Mbps bit-rate. Bit càng lớn, chất lượng càng cao và file sẽ có kích thước lớn hơn…ngay trong “Record Settings” dưới phần định dạng video.
TRẢI NGHIỆM SLO-MO CHUẨN HD
Một chức năng đỉnh khác của a6300 sau định dạng 4K chính là slow motion chuẩn HD. Bạn không nên so sánh chức năng này của a6300 với một số dòng máy như Phantom hay Red Epic, chế độ 120fps HD ở đây cho phép bạn tự do sáng tạo hơn một chút.
Tương tự như 4k, cần hai bước để quay slow motion. Đầu tiên, định dạng video bạn phải chỉnh về XAVC S HD. Sau đó, ở Record setting, chúng ta chỉnh qua số lượng khung hình là 120p với 100m hoặc 60m tùy theo ý thích của bạn.
THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ TRONG KHI QUAY HÌNH
Như mặc định, máy ảnh sẽ tự động chạy ở “Program Auto” khi bạn chuyển sang chế độ quay phim. Nếu bạn muốn điều khiển độ sáng cho video của mình (hoặc đơn giản là bạn muốn trải nghiệm nó), bạn phải tìm ra vị trí cài đặt đúng.
Trong thẻ Cài đặt máy ảnh, mục số 7, dưới cuối màn hình, bạn sẽ tìm thấy “Movie/HFR”, bạn có thể tinh chỉnh giữa các chế độ A, S hay M cũng như thay đổi vào HFR các chế độ khác trong khi quay slo-mo.
ĐẠT ĐƯỢC DẢI SÁNG RỘNG HƠN VỚI S-LOG
Những nhà quay phim đã rất thích thú chia sẻ rằng, dòng máy không gương lật nhỏ gọn này có thế đạt tới khả năg quay không chỉ S-Log 2 mà thậm chí là cả S-log 3. Vậy S-Log là gì? Nó là một dạng thông số ảnh phổ biến cho phép bạn ghi nhận một dải sáng rộng hơn rất nhiều trong video, Trong khi sử dụng S-Log 2 hoặc S-Log 3, video của bạn trông rất phẳng khi hiện thị trên máy ảnh, tuy nhiên phép màu sẽ xảy ra ở phần hậu kỳ. Có một sự khác biệt rất lớn giữa các dữ liệu video trong các tông highlights, mid-tone và shadow. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn phải ghi nhớ là ISO nhỏ nhất trong khi quay S-Log là 800, đòi hỏi bạn phải sử dụng lọc ND khi quay hình vào giữa ngày.
Khởi động S-Log 2 hay 3 bạn cần chọn Picture Profile, ở mục số 5 trong thẻ Cái đặt máy ảnh. PP7 được mặc định khởi động S-Log 2 tuy nhiên nếu bạn muốn sử dụng S-Log 3 có thể chọn Gamma nằm trong PP7.
ĐỪNG NHẦM LẪN NÚT QUAY VIDEO
Là một nhiếp ảnh gia chuyên dùng SONY, tôi nhận thấy việc vô tình bấm nhầm nút quay trong khi đang chụp khá phổ thông vì vị trí nút bấm rất thuận tiện, trong tầm hoạt động của ngón cái. Sự cố này sẽ làm chúng ta bỏ lỡ nhiều khoảnh khắc, nhưng SONY cũng đã cải tiến bằng việc tắt hay chính xác hơn là chỉ thể hiện chức năng quay phim của nút khi đang ở chế độ quay phim.
Chọn “Movie Mode Only” trong “MOVIE Button” ở mục số 8, thẻ Cài đặt để kích hoạt giải pháp này.
SỬ DỤNG AF TRONG VIỆC QUAY PHIM
Trong khi hầu hết các nhà làm phim lại mặc định việc quay với sử dụng lấy nét tay luôn đi đôi cùng nhau, tuy nhiên a6300 với một số tính năng đã khiến nó trở nên khác biệt và với mức giá chỉ khoảng $1000. Tôi xin lấy nhận xét của Dan Chung trên trang blog khá nổi tiếng Newshooter để nhận xét…
“Lần đầu tiên, một hệ thống máy bé nhỏ với giá $1000 lại được trang bị chức năng lấy nét theo pha siêu nhanh ngay trong chế độ quay hình. Đây là một tín hiệu tươi sáng, vì đã kết hợp được giữa công nghệ cao vào mức giá thấp hơn rất nhiều so với Canon C100 mkII hay 1D mkII. Từ giờ, bất kỳ nhà làm phim du lịch hay phóng sự nào cũng đều có thể đạt được chức năng đó.”
Chỉ trong một chế độ quay phim, bạn sẽ được lần lượt trải nghiệm các cài đặt như “Focus Area”, “AF drive speed” và “AF Track Sens”. Tôi đề nghi bạn nên bắt đầu với Focus Area Wide hoặc Zone và “High” AF Tracking Sensitivity. Về “AF drive speed”, bạn sẽ tùy chỉnh phục thuộc theo tốc độ di chuyển của chủ thể. “Fast” dùng cho các hoạt động thể thao hoặc trẻ con trong khi “Low” thường dùng cho những khi bạn chuyển đổi vùng lấy nét, giúp toàn bộ việc chuyển nét của phim sẽ mượt mà hơn.
Tiếc rằng hệ thống menu của SONY vẫn còn khá phức tạp và khó sử dụng với Flexible Spots của Focus Area chẳng hạn như khi thay đổi điểm lấy nét trên một vật thể bay đơn giản lại tốn rất nhiều thời gian. Hi vọng rằng, tương lai gần với một màn hình cảm ứng sẽ hỗ trợ tình trạng này nhiều hơn.
PHỤ KIỆN ĐI KÈM KHÔNG BẮT BUỘC
Theo tôi tính toán một cách kỹ thuật, mỗi phụ kiện sau đây gần như là một mẹo sử dụng đơn lẻ. Mỗi phụ kiện sẽ có vai trò riêng nhất định và đúng với tất cả các máy không gương lật của SONY chứ không riêng a6300.
THẺ NHỚ SD TÍCH HỢP UHS-I U3
Nếu bạn muốn trải nghiệm một số chức năng khủng của a6300 như quay phim 4K, slo-mo tại 100Mps hay đạt tốc độ tối đa 11fps, chắc chắn bạn sẽ phải trang bị một thẻ nhớ SD UHS-I U3 với đầy đủ tính năng đọc-viết dữ liệu cho chức năng trên. Thẻ SD XC U3 của SONY đã hoạt động tốt trong các tình huống trên. 64GB hay 128GB là một chọn lựa đúng đắn để quay phim, đặc biệt là phim chất lượng 4K.
CO CHỮ L
Một phụ kiện ưa thích khi dùng bất kỳ dòng máy nào của tôi đó chính là co chữ L. Phụ kiện này tiếp xúc với mặt dưới và mặt bên của máy ảnh, giúp bạn dễ dàng chuyển đổi hướng của máy theo chiều ngang dọc mà không tác động lên tripod. Đặc biệt hữu dụng trong việc chụp panorama, giúp thị sai ( parallax) luôn được giữ trên một hướng và đảm bạo tripod luôn được cân bằng với trọng lực.
Nếu bạn có thói quen sử dụng, đây là một phụ kiện nhất thiết phải có. Right Stuff là một thương hiệu đầu trong việc sản xuất co chữ L, nhưng giá khá cao. Bạn có thể tìm kiếm trên Neewer, Amazon hoặc Ebay với giá được giảm lên đến 70% so với RRS. Và vì a6300 vừa được phát hành nên cũng chưa có Co chữ L thiết kế riêng,nhưng chắc sẽ xuất hiện sớm thôi. Hiện tại bạn có thể sử dụng của a6000 tuy nhiên mặt bên sẽ không tháo ráp được, như nắp pin chẳng hạn nhưng cũng không thành vấn đề gì cho lắm.
WIRELESS IR REMOTE
Một phụ kiện khác mà các nhiếp ảnh gia làm việc thường xuyên với tripod hay dùng chính là wireless IR remote. Bạn có thể tìm mua phụ kiện này của hãng SONY hoặc làm theo tôi, chi trả 10,99$ cho một cặp của Foto & Tech IR remotes off Amazon. Chúng làm việc rất hiệu quả và giá lại rẻ.
Và đừng quên kích hoạt “Remote Ctrl” theo đường dẫn Thẻ dụng cụ – Mục số 3 – Remote Ctrl. Ngoài ra, không có wireless remote nào hoạt động được trên a6300 cả nhé!
BẢO VỆ MÀN HÌNH
Nếu bạn muốn giữ gìn và sẽ có ý định bán máy khi sản phẩm mới công bố, bạn nên bảo quản chúng càng mới càng tốt. Một miếng dán bảo vệ màn hình sẽ đảm bảo độ mới cho màn hình LCD của bạn ngay cả sau khi dùng một đến hai năm. Mặc dù miếng dán của SONY khá tốt nhưng tôi chọn của Expert Shield, dễ sử dụng hơn và đầu tư cũng ít hơn.
Một trong những điểm nổi bật của dòng máy không gương lật SONY là khả năng tải các ứng dụng giúp hoàn thiện, tăng cường chức năng của máy. Thường thì các ứng dụng này sẽ tốn khoảng 10$ nhưng một số chúng lại hoạt động rất tốt. Tôi cũng đã viết một chủ đề về các ứng dụng trên máy ảnh không gương lật SONY (LINK) cũng như ba ứng dụng mà tôi thường sử dụng nhất…
Time-lapse ($9,99 USD)
Một ứng dụng tiện nghi với tính năng như tên gọi. Nó cho phép bạn dễ dàng quay và biên soạn một time-lapse video. Một số ứng dụng khác thì khá tệ, ứng dụng này lại đem đến cho bạn khả năng cài đặt vô cùng đa dạng. Và ngoài ra, bạn có thể quay hình với định dạng đuôi RAW và cả JPEG cùng một lúc, tuy nhiên với RAW bạn sẽ được tự do biên soạn theo ý thích chứ máy ảnh không tự động biên soạn sẵn như JPEG.
Angle Shift Add-On ($4,99 USD)
Phát hành như một phần đính kèm của ứng dụng Time-Lapse, Angle Shift cho phép bạn nhanh chóng áp dụng phong cách “Ken Burns” cho video như panning và phóng. Nếu bạn không quá yêu cầu cao cho video phải sử dụng Adobe Premier, đây là một ứng dụng hay ho mà bạn nên thử.
Sky HDR ($9,99 USD)
Một ứng dụng mới toanh của Sony Play Memories. Với ứng dụng này máy ảnh của bạn như được trang bị một filter phân đôi trung tính khi chụp ngoại cảnh. Nó giúp bạn làm tối vùng sáng của bầu trời cũng như làm sáng lên phần nền của bức ảnh. Vậy phần ưu điểm nằm đâu? Chính là hình ảnh xuất ra vẫn được định dạng đuôi RAW để tha hồ thực hiện hậu kì.
Trên đây là 25 trải nghiệm và cũng là kinh nghiệm của bản thân tôi về SONY a6300, hi vọng các bạn sẽ tìm được các thông tin hữu ích và áp dụng thành công cho chính mình.
Khám phá Sony A6300 với 25 tính năng vượt trội
Reviewed by khongdoithu
on
2:10:00 AM
Rating:
No comments: